Đừng nhìn Israel-Palestine với sự trung lập bàng quan
Hãy hiểu thấu đáo lịch sử của cả hai phía
Israel bắt đầu tấn công Rafah - nơi trú ẩn của 1.4 triệu người dân Palestine bị di dời khỏi các vùng khác trên dải Gaza, những nơi giờ đây chỉ còn là đống gạch vụn.
Cuộc tấn công của Israel vào Rafah đánh dấu 7 tháng xung đột kể từ khi người dân Palestine bị lùa từ vùng này qua vùng khác, chen chúc nhau mong mỏi được sống.
Hơn nửa năm vừa qua, trên truyền thông tràn ngập hàng ngàn luồng thông tin và ý kiến trái chiều về cuộc xung đột - từ biện minh cho hành động của Israel là tự vệ, đến chỉ trích nó là tội ác chiến tranh, và cáo buộc Israel đang xóa sổ lãnh thổ Palestine.
Giữa dư luận chia rẽ, nhiều người chọn sự trung lập.
“Tôi không hiểu rõ những gì đang xảy ra, nên có vẻ, sự trung lập là an toàn nhất. Khi tôi trung lập, tôi không phải đối mặt với những lựa chọn mang phạm trù to lớn của chính trị, và đạo đức của tôi sẽ không bị trừng phạt nếu chẳng may tôi chọn sai.”
Cảm xúc hoang mang trước thông tin hỗn loạn là chính đáng, nhưng, đừng nhìn mọi việc với sự trung lập dè chừng, bàng quan.
Bởi vì, người dân ở Gaza làm gì biết đến trung lập?
Họ chỉ biết chạy và chạy và chạy và chạy và chạy, chạy trốn khỏi cái chết tức thì.
Những người dân ở Gaza làm gì biết đến trung lập? Họ chỉ biết tháo chạy khỏi bom rơi, khỏi hàng tấn xi măng rơi xuống từ những tòa nhà sụp đổ, khỏi cái chết dường như đã được định trước. Cái chết này không phải đích đến tự nhiên của thời gian. Cái chết của họ được định, một cách đơn giản và đau lòng, bởi họ là người Palestine.
Vậy nên, đừng nhìn mọi thứ đang xảy ra với sự trung lập dè chừng, bàng quan. Nếu chúng ta cảm thấy mình chưa đủ hiểu, hãy bắt đầu bằng việc tìm hiểu lịch sử của cả hai bên.
Bản thân tôi còn phải học thêm nhiều về lịch sử Israel và Palestine, nhưng tôi sẽ chia sẻ với bạn những gì tôi biết. Nếu có gì chưa đúng, bạn hãy nói với tôi, để chúng ta cùng hiểu hơn về bối cảnh lịch sử đằng sau những gì đang xảy ra.
Trong bài này, tôi sẽ viết về:
(1) Sự hình thành của Israel và “thảm họa” của Palestine (1922-1967)
(2) Palestine: “nhà tù mở” (open-air prison) lớn nhất thế giới (1967-2024)
(3) Nhìn nhận cuộc tấn công của Hamas ngày 7/10/2023 trong bối cảnh lịch sử đầy đủ
(4) Liệu những cuộc tấn công của Israel vào dải Gaza (2023-2024) có phải là phòng vệ?
(5) Làm thế nào để chúng ta - những cá thể nhỏ bé - giúp người dân Palestine?
(1) Sự hình thành của Israel và “thảm họa” của Palestine (1922-1967)
📌 2000 năm trước, một nhà nước Do Thái với thủ đô là Jerusalem đã từng tồn tại, nhưng sau đó bị người La Mã phá hủy. Sự tàn phá của người La Mã dẫn tới việc người Do Thái ly tán đến khắp nơi trên thế giới.
📌 300 năm trở lại đây, vào thế kỷ 19, các nước châu Âu công nhận quyền bình đẳng cho người Do Thái trong hiến pháp - những hạn chế về nơi ở và hoạt động nghề nghiệp được bãi bỏ. Nhờ đó, người Do Thái được phép sở hữu đất, tham gia công chức và chính trị.
Tuy nhiên, điều này khiến tầng lớp kinh tế xã hội thấp hơn ở châu Âu cảm thấy bị bỏ rơi bởi chính quyền. Họ mất cơ hội việc làm. Họ cảm thấy không được đại diện bởi những chính trị gia người Do Thái.
Sự phẫn nộ này đã khơi mào tư tưởng bài Do Thái (antisemitism) ở châu Âu thời bấy giờ, khiến người Do thái bị quấy rối và phân biệt đối xử. Dần dần, càng nhiều người Do Thái bị cô lập khỏi xã hội châu Âu.
📌 Trong bối cảnh xã hội châu Âu đầy phân biệt, Theodor Herzel - một nhà báo và luật sư người Do Thái - khởi xướng lại phong trào Chủ nghĩa Phục quốc Do Thái (Zionism), nhằm lập lại một nhà nước dành riêng cho người Do Thái, nơi họ không bị áp bức và phân biệt.
Từ đó, chúng ta hiểu, mong mỏi của những người Do Thái cho một nhà nước của riêng mình là để có một nơi an toàn cho họ - nơi họ không bị áp bức, phân biệt, tẩy chay. Đây là một niềm mong mỏi chính đáng. Là con người, ai mà không muốn được an toàn?
Trớ trêu thay, nhà nước Do Thái này được Hội Quốc Liên (League of Nations) ủng hộ thành lập trên mảnh đất Palestine - một thuộc địa của Anh thời bấy giờ.
Một nhà nước sinh ra để giải phóng một dân tộc khỏi áp bức, nhưng cái giá phải trả lại là sự áp bức, đọa đày một dân tộc khác.
📌 Với sự ủng hộ của chính phủ Anh và Hội Quốc Liên, người Do Thái di cư đến Palestine từ năm 1922 đến 1941 ngày càng đông, lên tới khoảng 474.000 người. Năm 1939, Chiến tranh Thế giới thứ Hai nổ ra, khiến cho càng nhiều người Do Thái di cư đến vùng đất này. Năm 1941, nạn diệt chủng Do Thái Holocaust của Đức Quốc Xã đã lấy đi sinh mạng của 6 triệu người Do Thái ở Châu Âu. Những người “may mắn” đã thoát khỏi châu Âu, và ly tán đến Palestine. (1) (2) (3)
📌 Năm 1947, Liên Hợp Quốc đề xuất thành lập chế độ 2 nhà nước tại Palestine - một Do Thái và một Ả Rập. 55% đất đai của Palestine được chia cho Người Do Thái, nhằm thành lập nên một nhà nước Do Thái mới. Người Do Thái ăn mừng sự kiện này, nhưng nghiễm nhiên, người Ả Rập phản đối.
Tại sao trên vùng đất họ gọi là quê hương của mình, lại hình thành một quốc gia mới?
📌 Ngày 14/5/1948, thực dân Anh chấm dứt chế độ bảo hộ Palestine. Cũng vào ngày này, nhà nước Israel tuyên bố khai sinh.
📌 Ngay hôm sau, ngày 15/5/1948, chiến tranh nổ ra giữa Israel và các nước vùng vịnh. Hậu quả là hơn 700.000 người dân Palestine (một nửa dân số) bị trục xuất. Sự kiện này đánh dấu thời điểm người Palestine mất quê hương, và bắt đầu số phận lưu vong. Sự kiện này được gọi là al-Nakba - tức “ngày thảm họa” trong tiếng Ả Rập.
Trước al-Nakba, 300.000 người Palestine đã bị trục xuất. Người Ả Rập ở Palestine đã bị sát hại hàng loạt trong các vụ thảm sát.
Đối với Israel, sự kiện Nakba là một cuộc chiến giành độc lập - thỏa mãn khao khát thành lập một nhà nước có chủ quyền của riêng họ.
Nhưng đối với người dân Palestine, sự kiện này là một vết cắt sâu trong lòng, ám ảnh họ về quá khứ đau thương, về cảnh nước mất nhà tan.
Người dân Palestine lấy 15/5 là “Ngày Nakba” để tưởng nhớ những người thân họ đã mất trong chiến tranh - một ngày sau Ngày Độc lập của Israel. (1) (4) (5)
📌 Năm 1967, một cuộc chiến tranh 6 ngày xảy ra - với hậu quả là hàng loạt cuộc lưu vong khác của người Palestine. Đây cũng là cuộc chiến đã biến Palestine trở thành “nhà tù mở lớn nhất thế giới”.
(2) Palestine: “nhà tù mở” (open-air prison) lớn nhất thế giới
Năm 1967, Ai Cập, Syria và Jordan tấn công Israel. Chỉ sau 6 ngày, Israel dành chiến thắng. (1)
Từ chiến thắng này, Israel mở rộng lãnh thổ, chiếm đóng dải Gaza, West Bank và bán đảo Sinai. Kết quả là từ 1967, người Palestine ở những vùng này sống dưới sự kiểm soát nghiêm ngặt của Israel.
Họ không có quyền tự do di chuyển, không thể tự do rời hay trở lại Palestine. Họ không được khai thác tài nguyên và phát triển nền kinh tế độc lập. Mọi khía cạnh từ cuộc sống cá nhân, xã hội, kinh tế, đến cả những nhu cầu cơ bản như điện, nước sạch, thực phẩm - đều bị Israel kiểm soát.
Không chỉ thế, những người dân Palestine còn phải chịu cảnh bạo lực liên tục trong 50 năm qua kể từ khi cuộc chiến tranh 6 ngày kết thúc.
Nhà của họ liên tục bị ném bom. Người dân Palestine bị đánh đập, quấy rối. Họ phải đi qua những trại kiểm soát nghiêm ngặt, dù là đi đến trường hay đi mua thực phẩm. Trẻ em phải bỏ học vì không thể đi qua những trải kiểm soát.
Bạn có thể truy cập trang web tương tác (interactive website) này để mường tượng cuộc sống ở Palestine với các trại kiểm soát nghiêm ngặt.
Dưới sự đô hộ cực đoan, có những cậu bé Palestine bị bắt chỉ vì tội … ném vài hòn đá.
Một em trai 13 tuổi, kể về một lần mình bị quân đội Israel bắt vì tội ném đá năm 2010: (6)
“4 giờ sáng, họ đập cửa nhà em. Chúng em không nghĩ họ đến để bắt ai. Chúng em tưởng họ đến phá nhà, vì trước đó đã có lệnh họ sẽ phá dỡ nhà em.
Ba em hỏi họ đến tìm ai, họ bảo họ đến bắt “Hamada”.
Ba em giữ chặt cửa. Ba bảo họ: “Nhầm nhà rồi, ở đây không có ai tên là Hamada đâu.”
Họ ra lệnh cho ba mở cửa và nói tên từng đứa con. Nếu không, họ sẽ ném hơi cay vào nhà.
Rồi ba đọc tên từng đứa một. Khi ba đọc đến tên của em, họ ra lệnh cho ba dừng lại. Họ bảo em có tội vì em đã ném mấy viên đá, và họ sẽ bắt em đi …… Họ xông vào nhà và giằng em ra khỏi giường. Em còn chưa kịp mặc quần áo. Tay em bị còng, chân em đi đất, em chỉ mặc mỗi đồ ngủ của mình …
… Ông ta tra khảo em, bảo em hãy nhận tội là mình đã ném đá ngày hôm đó đi. Khi em quay mặt đi, ông ta thổi khói thuốc lá vào mắt của em. Ông ta túm lấy vai em, bóp mạnh, rồi ném em vào tường. Mũi em chảy máu …
… Em ngồi đó xem họ nướng bánh mỳ và phô mai. Họ hỏi em có đói không, rồi ném phô mai nóng lên cánh tay của em.”
Một em trai 13 tuổi, bị bắt đi giữa đêm khuya, chịu bạo lực thể chất và tinh thần khi không có ai bên cạnh. Chỉ vì ngày hôm nó, trong cơn uất ức trước ảnh đô hộ của quân đội Israel, em không biết phải làm gì với cơn giận của mình mà đã bất lực ném vài viên đá.
Năm 2009, một người mẹ già kể: (7)
“Những người đô hộ không sống hẳn trong nhà chúng tôi. Họ đến từng nhóm, nhảy múa, cầu nguyện và chửi rủa chúng tôi. Rồi họ rời đi. Rồi nhóm khác lại đến …
… Chúng tôi thường xuyên bị tấn công bạo lực. Họ đã làm con gái tôi, đã 50 tuổi, phải nhập viện 4 lần.
Họ biết nó có bệnh tim và luôn đánh gần vào tim của nó.
Có lần, nếu không nhờ bác sĩ hàng xóm chạy đến giúp, chắc nó đã chết rồi.”
Rồi còn câu chuyện về những em gái phải nghỉ học vì không được cấp giấy phép vào nơi có trường học, dù trường chỉ cách nhà 10 phút đi bộ. (8)
Câu chuyện về người phụ nữ 55 tuổi mắc bệnh hen suyễn (9), nhưng không dám rời nhà đi gặp bác sĩ vì sợ bị dân đô hộ Israel sỉ nhục mỗi khi ra đường.
“Tôi chỉ ở nhà trong nhiều ngày. Tôi chẳng đối mặt với ai ngoài những bức tường.
Tôi còn không thể ngẩng mặt lên trời mà không nghĩ đến sự quấy rối của dân đô hộ.”
Đây chỉ là một vài câu chuyện trong hàng ngàn, hàng triệu câu chuyện khác của người dân Palestine. Trong suốt 50 năm qua, họ đã sống trong thực tại đau lòng như vậy - trong “nhà tù lớn nhất thế gian”.
Còn rất nhiều câu chuyện khác bạn có thể đọc ở đây.
Ở dải Gaza, West Bank và bán đảo Sinai, chẳng hề có sự “chung sống hòa bình” như truyền thông vẫn thường đưa tin, mà chỉ có sự đô hộ, sự chênh lệch quyền lực rõ ràng.
Với bối cảnh Palestine bị đóng chiếm và đô hộ như vậy trong suốt 50 năm qua, chúng ta nên nhìn nhận cuộc tấn công của Hamas vào Israel ngày 7/10/2023 như thế nào?
(3) Nhìn nhận cuộc tấn công của Hamas ngày 7/10/2023 trong bối cảnh lịch sử đầy đủ
Vào ngày 7/10 năm ngoái, phiến quân Hamas ở Palestine bất ngờ tấn công Israel. Hamas phóng hàng ngàn quả rocket vào các khu dân cư và căn cứ quân đội của Israel, qrtd phụ nữ, và bắt cóc trẻ em, dân thường. Cuộc tấn công này đã làm 1139 người thiệt mạng, với 252 con tin được đưa về Gaza. (11)
Tội ác của Hamas ngày 7/10/2023 là không thể chối cãi. Nhưng, chúng ta cần nhìn nhận nó trong bối cảnh lịch sử đầy đủ.
Truyền thông đưa tin về tội ác của Hamas ngày 7/10/2023, nhưng chẳng mấy kênh báo trí và thời sự đưa tin về cảnh đô hộ và áp bức người dân Palestine chịu đựng trong 50 năm qua.
Những gì Hamas làm vào ngày 7/10/2023 là tội ác, nhưng những gì Israel làm từ năm 1967 đến giờ cũng là tội ác.
Trong 50 năm vừa qua, chính quyền Israel đã bắt bỏ tù 100.000 người Palestine chẳng vì lý do gì, và tra tấn họ trong nhiều năm. (12) Có những người bị thả cho chó dữ cắn hàng ngày (13), và những người thiệt mạng vì bị chó cắn. Từ năm ngoái, sau cuộc tấn công của Hamas, 35.000 người đã bỏ mạng dưới bom đạn và bạo lực của Israel. 78.000 người bị thương. 10.000 thi thể còn đang mất tích dưới đống đổ nát. (14)
Vậy nên, dù những gì cả hai bên làm đều là tội ác chiến tranh, quy mô của chúng không hề tương xứng - not politically at scale.
Điều này không biện minh cho hành động của Hamas, nhưng chúng ta cần nhìn nhận những gì đang xảy ra trong bối cảnh lịch sử đầy đủ.
Khi thiếu bối cảnh lịch sử, chúng ta tưởng như cuộc tấn công của Hamas ngày 7/10 là một đòn giáng xuống Israel. Nhưng, khi hiểu cảnh áp bức ở Palestine trong suốt 50 năm qua, chúng ta hiểu, cuộc tấn công của Hamas là một sự phản ứng cực đoan với sự đàn áp cũng vô cùng tàn bạo.
Cuộc tấn công của Hamas ngày 7/10/2023 là một đòn phản kháng cực đoan từ phe bị đô hộ. Còn thảm họa Israel gây ra ở Palestine bây giờ là sự tiếp nối những áp bức trong nhiều năm nay, được đẩy đến tột cùng.
Gabor Mate - một nhà tâm lý học và tác giả sách người Do Thái - chia sẻ trong một Youtube video (14) khi ông nói về xung đột Israel-Palestine:
“These people that committed the atrocities on October 7th were born and grew up in the world’s largest concentration camp, where repeatedly, they’ve been massacred, and deprived, and oppressed. None of it justifies [what Hamas has done], but we have to understand not just the emotional reactions [of Hamas], but also the emotions and the circumstances that fueled those emotions.”
Tạm dịch:
”Những người gây ra tội ác ngày 7/10 đã sinh ra và lớn lên trong trại tập trung lớn nhất thế giới. Họ liên tục phải đối mặt với những cuộc thảm sát hàng loạt, bị tước đi những nhu cầu cơ bản, bị áp bức. Tất cả những điều này không biện minh [cho những gì Hamas đã làm]. Nhưng chúng ta phải nhìn nhận không chỉ phản ứng cảm xúc cực đoan [của Hamas], mà còn những hoàn cảnh đã làm cao trào cảm xúc của họ.”
“Tôi còn không thể ngẩng mặt lên trời mà không nghĩ đến sự quấy rối của dân đô hộ.”
Khi nhìn cuộc tấn công của Hamas vào Israel trong bối cảnh lịch sử đầy đủ, chúng ta sẽ nhận ra, lịch sử không bắt đầu vào ngày 7/10.
(4) Liệu những cuộc tấn công của Israel vào dải Gaza (2023-2024) có phải là phòng vệ?
Có những ý kiến cho rằng những gì Israel đang làm ở dải Gaza bây giờ chỉ là phòng vệ chống lại phiến quân Hamas. Đúng là Israel có quyền phòng vệ, nhưng câu hỏi ở đây, là phòng vệ chống lại ai?
Phòng vệ chống lại trẻ em? Phòng vệ chống lại dân thường?
Liệu có còn là phòng vệ, khi dân đô hộ Israel chặn các xe chở hàng cứu trợ nhân đạo, rồi đốt thực phẩm, thuốc men, đồ y tế đáng ra sẽ được chuyển đến người dân Palestine? (15)
Có còn là phòng vệ, khi xe ủi đất (bulldozer) của Israel cán nát xác thịt của hàng trăm bệnh nhân, bác sĩ, y tá người Palestine còn say ngủ trong lều di trú ngoài sân bệnh viện? (16)
Có còn là phòng vệ, khi Israel chôn sống hàng trăm thi thể trong 7 mồ chôn tập thể ở 3 bệnh viện Nasser, Al-Shifa và Kamel Adwan? (17) (18)
Có còn là phòng vệ, khi Israel sử dụng drone phát ra tiếng em bé khóc và phụ nữ la hét để dụ người Palestine ra ngoài và bắn chết họ? (19) (20)
Những tội ác của Israel có còn là phòng vệ? Hay là một cuộc thảm sát kinh hoàng nhằm xóa sổ mảnh đất Palestine và những người dân còn trên đó?
Israel đã bắt đầu đánh bom Rafah - nơi trú ẩn của 1.4 triệu dân Palestine. Họ đã từng được hứa sẽ an toàn nếu đến đây, nhưng sự thật là chẳng còn nơi nào an toàn.
Hàng hóa, thực phẩm, và thuốc men không thể vào được Rafah. 1.4 triệu người đang đối mặt với cái chết cận kề trong tình trạng đói khát và bệnh tật.
Ai cũng mong mỏi được sống. Các gia đình đang tìm cách di tản sang các vùng lân cận. Một túp lều cho cả gia đình giờ đây có giá 500$-1500$, chưa kể tiền di chuyển, thuốc men, chăn màn, thực phẩm. Nếu họ di tản sang Ai Cập, chi phí để qua biên giới cũng mất 700$ cho một người. Để di cư cả một gia đình cũng mất vài chục nghìn đô.
Mạng người đắt đỏ, mà mong manh.
Người dân Palestine không thể đi làm, nên chẳng còn cách nào khác để họ có tiền di tản ngoài dựa vào lòng tốt của cộng đồng quốc tế và kêu gọi ủng hộ trên Gofundme.
Dưới đây, tôi sẽ list một vài đường link Gofundme của những gia đình đang gây quỹ. Họ vẫn còn mắc kẹt ở Rafah, và tiếng bom thì ngày một gần.
Nếu bạn đã đọc đến đoạn này, thì đừng đọc đến đây rồi bỏ qua, đừng tắt màn hình quay đi chỗ khác. Đây là mạng sống, là xác thịt cả đấy bạn ơi! Người ta cũng như bạn, như tôi. Cũng có trái tim đang đập, cũng có lồng ngực phập phồng. Chỉ là chẳng may, họ bị sinh ra vào ách đô hộ, vào nạn diệt chủng được livestream cho toàn thế giới.
Hãy kiên nhẫn và hành động, vì chúng ta có đặc quyền được phép kiên nhẫn và hành động.
“1 người thì làm được cái gì?” - 7 tỷ người nói.
Một túp lều có giá 500$. Nếu 50 người, mỗi người quyên góp 10$ thì cũng đã đủ để giúp một gia đình mua được một túp lều tị nạn. Cũng không nhất thiết phải góp 10$, kể cả 80k, 100k tiền Việt quy đổi sang đô Mỹ cũng là đáng quý. Mỗi người đóng góp theo khả năng của mình.
Chúng ta phải hành động thật nhanh, vì thời gian ở Gaza rất khác thời gian của toàn thế giới.
Thời gian ở Gaza không phải để trẻ em lớn lên. Thời gian ở Gaza là khi một người cha viết: (21)
”Ngày hôm qua, con tôi nhảy cẫng lên hạnh phúc khi nghe tin người ta ngừng bắn.
Ngày hôm nay, chúng tôi đắp mồ chôn con.”
(5) Làm thế nào để chúng ta - những cá thể nhỏ bé - có thể giúp người dân Palestine?
“1 người thì làm được cái gì?” - 7 tỷ người nói.
Quyên góp cho những gia đình cần giúp đỡ
Dưới đây, tôi list một vài link Gofundme. Tôi chọn những gia đình này vì họ vẫn còn đang kẹt ở Rafah:
(1) Gia đình anh Fadi: https://gofund.me/b31fe09d
Mới chỉ gây quỹ được khoảng 1500$ trong 60,000$ cần có để di tản cả gia đình
Trang Instagram @free.watermelon.now (1 trang gây quỹ của người Việt) đã đăng bài về gia đình anh ở đây:
(2) Gia đình em Leyan (mới 15 tuổi, chị cả trong gia đình): https://gofund.me/be9e2af8
Mới gây quỹ được khoảng 2,900$ trong 48,000$ cần thiết để di tản cả gia đình
(3) Gia đình anh Abdalkareim: https://gofund.me/e8a96cb1
Mới chỉ gây quỹ được khoảng 3000$ trong 60,000$ cần có để di tản cả gia đình
Trang Instagram @free.watermelon.now (1 trang gây quỹ của người Việt) đã đăng bài về gia đình anh ở đây:
Cách gây quỹ:
Bước 1: Ấn Donate Now:
Bước 2: Ấn mức bạn muốn ủng hộ → chỉnh tip cho Gofundme (để 0% cũng được) → chọn phương thức thanh toán → thanh toán
Xem Tik Tok gây quỹ?! - Những tài khoản đang gây quỹ trên Instagram, Facebook và Tik Tok
Ngoài 3 gia đình tôi liệt kê ở phía trên, còn rất nhiều gia đình khác vẫn cần được giúp đỡ. Một vài gia đình đã di tản khỏi Rafah. Họ vẫn cần tiền để mua thuốc men, thực phẩm, chăn màn, sinh hoạt, và nhiều chi phí phát sinh khác khi người ta phải “up root” cuộc đời mình.
Dưới đây, tôi liệt kê một vài tài khoản trên mạng xã hội đang gây quỹ cho các gia đình:
Tài khoản Tik Tok Sarah Kim: https://www.tiktok.com/@hoemgirl?lang=en
Chuyên đăng về đồ ăn Hàn Quốc.
Sarah đang bảo trợ cho 4 gia đình. Bạn có thể giúp đơn giản bằng cách xem những video Sarah up lên dành cho việc gây quỹ cho 4 gia đình
Tìm các video gây quỹ bằng cách tìm các video Sarah tag @Operation Olive Branch
Tài khoản Tik Tok Erin Hattamer: https://www.tiktok.com/@erinhattamer?_t=8mN3vYnFqHQ&_r=1
Erin đang gây quỹ trực tiếp cho các gia đình. Bạn có thể tìm thông tin trong các video của Erin
Xem tarot gây quỹ bởi 3 bạn trẻ Việt Nam, giá tùy tâm: https://www.facebook.com/100080742507707/posts/460044096697003/?rdid=uUcS4PoHFTyzhY5u
Tài khoản @vyvu.art trên Instagram: https://www.instagram.com/vyvu.art?igsh=MXU0cnJ4aWdwNDhxMw==
Đang gây quỹ cho các gia đình ở Palestine, bao gồm gia đình em Leyan 15 tuổi ở trên
Tài khoản @free.watermelon.now trên Instagram: https://www.instagram.com/free.watermelon.now/
Đang gây quỹ cho 4 gia đình ở Palestine
6 tài khoản @vyvu.art, @plbmagazine, @disssgrace, @qamaralhub, @justkanya và @deestracted trên Instagram: đang gây quỹ chung cho các gia đình
Tài khoản Facebook Hoài Phương: https://www.facebook.com/nth.phuong
Đang bảo trợ cho 2 gia đình đã thoát khỏi Rafah, nhưng cần tiền sinh hoạt, thuốc men, thực phẩm, và các chi phí phát sinh
Đây là tất cả những tài khoản tôi biết, nếu bạn biết thêm tài khoản nào, hãy bình luận với link của họ nhé! 🍉
Tự giáo dục bản thân
Dưới đây là một số tư liệu bạn có thể xem và đọc để hiểu thêm về tình hình ở Palestine, về lịch sử Israel-Palestine.
Những kênh này không phải truyền thông đại chúng (mainstream media), nhưng đừng phủ nhận những kênh này chỉ vì họ không phải truyền thông đại chúng.
Trong một số trường hợp, truyền thông sẽ thêu dệt những câu chuyện (narrative) đồng nhất với chính sách đối ngoại của các quốc gia. Đây là lý do vì sao truyền thông đại chúng của Mỹ và các nước ở châu Âu (Đức, Hà Lan, Anh, …) đang bị chỉ trích nặng nề vì đăng tin tức phiến diện, ủng hộ chính quyền Israel.
Mục tiêu của truyền thông không phải lúc nào cũng để làm sáng tỏ sự thật, mà trong nhiều trường hợp, là điều hướng dư luận để ủng hộ chính quyền.
Chúng ta vẫn có thể theo dõi tin tức trên truyền thông đại chúng, nhìn nhận chúng, nhưng hãy luôn tham khảo các nguồn khác.
Dưới đây là một số tư liệu bạn có thể xem và đọc:
Cuộc phỏng vấn giữa Gabor Mate và Hannah Mate. Gabor Mate là một nhà tâm lý học người Do Thái, là người sống sót qua nạn diệt chủng Holocaust. Ông đã từng ủng hộ Zionism, cho đến khi tới khu vực bị đô hộ ở Palestine:
Nhà báo Bisan người Palestine, hiện đang ở Rafah, Palestine: https://www.instagram.com/wizard_bisan1?igsh=MXh4bzhpbXFna2RicA== (Instagram)
Nhà báo Arron Mate người Mỹ Do thái: https://substack.com/@mate (Substack)
Kênh broadcast trực tiếp những diễn biến ở Palestine trên Instagram: https://ig.me/j/AbZXhCHKgod1rjEq/
Những câu chuyện thực tế của người dân Palestine trong 50 năm bị đô hộ: https://www.ochaopt.org/50Stories/index.htm
Trang web tương tác (interactive website) minh họa cuộc sống ở Palestine với các trại kiểm soát nghiên ngặt: truy cập ở đây
Trang Instagram @vietforpalestine: https://www.instagram.com/vietforpalestine?utm_source=ig_web_button_share_sheet&igsh=ZDNlZDc0MzIxNw==
Kênh đưa tin chính thống Middle East Eye: https://www.instagram.com/middleeasteye/ (Instagram) &
https://www.middleeasteye.net/ (website)
Kênh đưa tin chính thống Al Jazeera: https://www.instagram.com/aljazeeraenglish/ (Instagram) &
https://www.aljazeera.com/ (website)
Ngoài những kênh thông tin trên mạng, thì cũng có một vài đầu sách. Bạn tôi đã giới thiệu cuốn sách Bị Thiêu Sống của Souad - một cuốn sách về phụ nữ ở Palestine và Israel.
Ngoài ra, dưới đây là hình ảnh biểu tình ở trường Đại học Amsterdam thứ Hai vừa rồi. Trong ảnh, các thầy cô giáo đã in bìa của những cuốn sách về lịch sử Israel và Palestine, về 50 năm đô hộ, về sự tự do, v.v. Những đầu sách đó là:
The Iron Cage: The Story of The Palestinian Struggle for Statehood, của Rashid Khalidi
The Question of Palestine, của Edward Said
My People Shall Live, của Leila Khaled
Freedom is a Constant Struggle, của Angela Y. Davis
The One State Condition, của Adi Ophir và Ariella Azoulay
Footnotes in Gaza, của Joe Sacco
The Wretched of The Earth, của Frantz Fanon
Potential History: Unlearning Imperialism, của Ariella Azoulay
Palestine: A Four Thousand Year Story, của Nur Masalha
Towers of Ivory and Steel, của Maya Wind
The Ethnic Cleansing of Palestine, của Ilan Pappe
The Case of Sanctions Against Israel, của Omar Barghouti, Naomi Klein, và Ilan Pappe
A Hundred Years War on Palestine, của Rashid Khalidi
Cảm ơn bạn đã đọc đến đây. Chúng ta đều có thể giúp đỡ người dân Palestine trong khả năng của mình! 🍉
—
Co-author: Hoàng Minh Đạo
—
Bài viết thuộc thử thách Viết Đều và Hay của Writing On The Net Alumni.
#wotn #vietdeuvahay
—
Tham khảo:
Series 4 phần về lịch sử Israel-Palestine của trang Ride The News (không hiểu sao Substack không cho đính cụ thể từng phần, nên tôi sẽ để link đến tài khoản Instagram của Ride The News nhé!): https://www.instagram.com/ridethenews/
https://www.ochaopt.org/50Stories/Rifqa_Al_Kurd-Sheikh_Jarrah.htmla
https://www.amnesty.org/en/latest/campaigns/2017/06/israel-occupation-50-years-of-dispossession/
https://www.thenational.scot/news/24261522.israeli-drones-playing-sounds-babies-crying-opening-fire/
Israel mở drone tiếng trẻ em và phụ nữ la hét để dụ người Palestine
Người cha viết về cái chết của con mình - sự tàn ác của thời gian ở Gaza
Ui chị cảm thấy thật là may mắn khi có một bài viết tiếng việt rất đầy đủ và rõ ràng nói về việc này. Cảm ơn Vân nhiều lắm chị đọc mà cứ rưng rưng í. Chị cũng vừa share cho quá trời bạn, mong các bạn ấy đem thông tin tới nhiều người Việt hơn 🫂🫂
thank you for the post, it's really really helpful in the context of poorly blissful ignorance. I've shared with friends & has gained a little awareness about this. We can help, even just a lit bit, it's way more better than knowing nothing & doing nothing.